CUỘC SỐNG

Một chọi cả trăm, tài xế xe công nghệ “mơ” được làm công nhân

(Dân trí) – “Ra đường ở đâu cũng thấy tài xế, tôi phải làm việc hơn 12 tiếng/ngày mới đủ sống. Tôi nhận ra rằng, trước đây làm công nhân đỡ vất vả, lương ổn định hơn nhiều”, anh Thanh, tài xế xe công nghệ, nói.

Đi đâu cũng thấy… tài xế

Bạn Đang Xem: Một chọi cả trăm, tài xế xe công nghệ “mơ” được làm công nhân

13h, anh Trần Thanh (30 tuổi, quê tại tỉnh An Giang), tài xế xe ôm công nghệ, vừa trả khách tại điểm đến, ngay lập tức vội vã ngóng cuốc xe mới.

Với cái bụng đói meo, anh Thanh vẫn chưa cho phép bản thân nghỉ ngơi. Bởi từ sáng đến trưa, số tiền anh kiếm được vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

Số lượng tài xế xe ôm công nghệ ngày càng đông khiến nhiều tài xế ngán ngẩm khi sức cạnh tranh cao, thu nhập giảm (Ảnh: Nguyễn Vy).

“Tranh thủ chạy được giờ nào hay giờ đó. Bây giờ tài xế nhiều, cạnh tranh lắm nên không thể nghỉ trưa lâu được”, anh bộc bạch.

Là tài xế xe ôm công nghệ tại TPHCM hơn 1 năm, anh Thanh chua chát thừa nhận rằng, thu nhập của anh ngày càng giảm. Mỗi ngày, thay vì chỉ làm việc 10 tiếng, anh phải “tăng tốc” chạy thêm 2 tiếng nữa để kiếm thêm cuốc.

Trước đây, với 10 tiếng làm việc, anh có thể kiếm được 600.000-700.000 đồng/ngày. Nhưng hiện tại dù có chạy 12 tiếng/ngày, số tiền anh “bỏ túi” sau khi trừ các chi phí xăng xe, bảo dưỡng, ăn uống, chỉ vỏn vẹn hơn 200.000 đồng.

Với mức thu nhập này, anh phải “cắt” tiền gửi về cho bố mẹ hằng tháng vì chỉ đủ lo cho bữa ăn hằng ngày ở thành phố.

Cách đó không xa, tài xế Thanh Tùng (41 tuổi, ngụ tại TPHCM), đang chăm chú vào màn hình điện thoại để chờ giao đơn hàng mới. Xung quanh chỗ anh đứng tầm 5m, có đến 4 tài xế cũng đang đứng chờ cuốc.

Xem Thêm : CỨ LÀ ĐÀN ÔNG THÌ PHẢI NHƯỜNG PHỤ NỮ?

“Thời buổi này tới nghề tài xế cũng cạnh tranh. Mỗi ngày chạy xe ra đi làm, cứ đi một chút lại thấy tài xế xe ôm công nghệ. Thú thật tôi cũng… ngán lắm”, anh Tùng cười trừ, nói.

Để có được thu nhập như trước hoặc ít nhất là đủ sống, các tài xế phải làm việc hơn 10 tiếng/ngày (Ảnh: Nguyễn Vy).

Anh Tùng mới làm tài xế xe công nghệ được 2 năm nhưng thu nhập đã giảm 30% so với thời gian đầu mới làm nghề. Để có tiền nuôi gia đình nhỏ, anh phải làm thêm công việc khác, vợ anh từ nội trợ giờ cũng phải đi làm để phụ chồng gánh chi phí sinh hoạt.

Tính đến nay, hệ thống xe ôm công nghệ hãng Be ghi nhận có khoảng 300.000 tài xế, Grab là 300.000 tài xế và Xanh SM Bike dự tính có 90.000 tài xế vào cuối năm nay.

Theo ThS. Huỳnh Phước Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Đổi mới Sáng tạo UEH, hiện tại và trong tương lai, tài xế xe ôm công nghệ phải tập thích nghi với thu nhập giảm, phải làm việc nhiều hơn, đa dịch vụ hơn với hãng dịch vụ.

“Ngay từ đầu, hãng xe công nghệ sẽ dùng chi phí thấp để tạo sự hấp dẫn cho khách hàng và các đối tác – tài xế, người giao hàng. Khi lượng tài xế ngày càng đông mà nhu cầu thị trường không thay đổi, họ sẽ “siết” lại để giảm quy mô tài xế, đảm bảo cân đối nhu cầu, lúc đó mới tăng được thu nhập của những tài xế còn lại”, ông Nghĩa nhận định.

Không những tăng giờ chạy, các tài xế còn phải tranh thủ làm thêm việc khác (Ảnh minh họa: Nguyễn Vy).

Không muốn gắn bó lâu dài

Anh Thanh cho hay anh từng là công nhân tại nhà máy sản xuất giày ở huyện Củ Chi (TPHCM). Thời điểm đó, công ty trả cho anh mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng và anh chỉ cần làm việc 8 tiếng/ngày.

Xem Thêm : Cô gái Việt nên duyên với chàng trai Mỹ nhờ bố chồng

Sau 9 năm, anh bị công ty sa thải trong đợt giảm biên chế vào 1 năm trước. Thấy khó tìm việc, anh đăng ký làm tài xế xe công nghệ.

“Nghe đồng nghiệp nói nghề này tự do, lại kiếm được nhiều tiền nên tôi đăng ký làm. Đúng là thời gian đầu, tôi kiếm được nhiều tiền thật, có dư gửi về quê cho bố mẹ. Nhưng không ngờ bây giờ nghề này quá cạnh tranh, tiền làm ra còn không đủ một mình tôi chi trả cho các khoản phí khi sống ở thành phố lớn”, anh Thanh nói.

Không ít tài xế “rục rịch” muốn đổi nghề (Ảnh minh họa: Nguyễn Vy).

Nam tài xế cho biết anh đang tìm việc khác hoặc ít nhất trở về làm công nhân, anh không muốn gắn bó quá lâu với nghề tài xế.

“Tôi còn trẻ nhưng làm một thời gian ngắn đã thấy sức lực cạn kiệt. Hằng ngày chạy xe 12 tiếng, mắt tôi cay, mờ, cổ, lưng cũng rất đau nhức. Tôi nghĩ có một nghề chuyên môn sẽ tốt hơn là làm tự do thế này”, anh Thanh chia sẻ.

Đồng tình với anh Thanh, anh Tùng bộc bạch anh cũng sẽ tìm một công việc khác ổn định hơn trong tương lai. Bản thân anh cũng xem nghề tài xế là công việc phụ, để anh kiếm thêm một ít tiền lo cho gia đình.

Theo Nghiên cứu đánh giá thực trạng đời sống người lao động và thực tiễn công tác quản lý hoạt động dịch vụ xe ứng dụng nền tảng công nghệ tại TPHCM (do Ban Dân Vận – Thành Ủy TPHCM phối hợp với Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội thực hiện), những tài xế này trước đây phần lớn trong số họ đã có công việc khác, thậm chí, có 27% tài xế xe công nghệ hiện nay là các tài xế xe ôm hoặc taxi truyền thống chuyển sang.

Theo các chuyên gia, các tài xế phải tập làm quen với việc thu nhập giảm, tăng năng suất làm việc trong thời gian sắp tới (Ảnh minh họa: Nguyễn Vy).

Trong số 400 tài xế được khảo sát, số tiền vay của những tài xế xe hơi lên tới hơn 48 tỷ, tương đương với hơn 350 triệu/tài xế xe hơi. Con số vay trung bình đối với tài xế xe máy là gần 20 triệu/tài xế.

Có đến 67% tài xế xem đây là công việc ổn định nhưng vẫn có 28% tài xế muốn chuyển sang nghề khác.

Nguồn: https://dan-viet.com
Danh mục: CUỘC SỐNG

Related Articles

Back to top button