Vì sao trứng vịt lộn thường ăn kèm rau răm?

Rau răm và gừng vị cay nồng, ăn với trứng vịt lộn mang tính hàn sẽ giúp chống chứng lạnh bụng, đầy hơi, sát trùng, tán hàn.
- Các giai đoạn ung thư phổi và giải pháp hỗ trợ từ Tumolung
- Hướng dẫn chế độ ăn kiêng I-ốt cho người bệnh tuyến giáp
- Sau khi nhiễm Covid-19: Trẻ cần kiểm tra sức khỏe sớm khi nào?
- Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, giúp bé nhanh khỏi
- Bí quyết dinh dưỡng cải thiện sức khoẻ tuyến giáp từ diễn viên Phương Anh Đào

Ngoài ra, bạn nên ăn trứng vịt lộn với muối tiêu chanh – thứ gia vị không thể thiếu khi ăn hột vịt lộn luộc – bởi nó cũng được xếp vào hàng các loại thực phẩm có tính nóng. Còn tại một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Huế, Đà Nẵng… thỉnh thoảng trứng vịt lộn luộc ăn kèm nước mắm gừng ớt cay cay, vị chua ngọt và một chút đồ chua ngâm với gừng giúp đỡ ngấy.
Bạn Đang Xem: Vì sao trứng vịt lộn thường ăn kèm rau răm?
Tuy nhiên, ăn liên tục hoặc quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày cũng không tốt bởi có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, nguy cơ gây các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… Theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ nữ có thai không nên ăn rau răm quá nhiều do tính nóng, có thể gây sảy thai. Người mang bệnh mạn tính như: gout, gan, thận, cao huyết áp… nên tránh ăn trứng vịt lộn do chúng chứa nhiều dưỡng chất.
Tốt nhất, mỗi tuần một người khỏe mạnh chỉ nên ăn quả hai trứng vịt lộn, kèm khoảng 5 gram rau răm tươi. Tránh ăn trứng vào buổi tối vì món ăn chứa hàm lượng đạm và cholesterol cao, có thể khiến người ăn bị đầy hơi, khó chịu.
Diệp Tử
Nguồn: https://dan-viet.com
Danh mục: SỨC KHỎE