PHÁP LUẬT

Tự ý xông vào nhà người khác đánh người phạm tội gì?

Khi xảy ra mâu thuẫn, nhiều người đã bất chấp các quy định của pháp luật mà tự ý xông vào nhà người khác đánh người. Đây là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử lý hình sự nếu gây ra hậu quả nguy hiểm.

Tự ý xông vào nhà người khác đánh người phạm tội gì?

Bạn Đang Xem: Tự ý xông vào nhà người khác đánh người phạm tội gì?

Khi xảy ra mâu thuẫn, tự ý xông vào nhà người khác đánh người là một trong những trường hợp xảy ra khá phổ biến. Hành vi này không chỉ xâm phạm đến quyền quyền bất khả xâm phạm về chỗ mà còn xâm phạm đến quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của công dân.

Pháp luật Việt nam đã có quy định về mức phạt cụ thể với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác và hành vi đánh người, cố ý gây thương tích như sau:

Xâm phạm chỗ ở của người khác bị phạt tù đến 05 năm

Người tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp có thể bị xử lý về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Theo đó, mức phạt với hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép theo Điều 158 là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc phạm tội 02 lần trở lên… có thể bị phạt tù từ 01 – 05 năm.

Cần lưu ý, theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội mới bị coi là tội phạm, những trường hợp hành vi có tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì được xử lý bằng các biện pháp khác.

Xem Thêm : Công An Đưa Nghi Phạm Trở Lại Thực Nghiệm Hiện Trường Vụ Sát Hại Cô Gái 21 Tuổi

Đánh người, cố ý gây thương tích có thể phạt tù chung thân

Việc cố tình gây gổ đánh người sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thương tích nặng cho người khác.

Nếu vi phạm lần đầu, đồng thời gây thương tích với tỉ lệ dưới 11% và không thuộc các trường hợp đặc biệt thì bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Trường hợp đã từng bị xử phạt về các hành vi tương tự hoặc gây thương tích cho người khác với tỉ lệ trên 11%, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình tự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Theo Điều 134, khung hình phạt thấp nhất được áp dụng với Tội cố ý gây thương tích là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác với mức phạt tù lên đến đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân.

Như vậy, theo các quy định trên, nếu tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác và thực hiện hành vi đánh người thì người thực hiện có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác và Tội cố ý gây thương tích.

Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Tòa án sẽ căn cứ theo mức độ vi phạm để quyết định tội phạm và mức phạt áp dụng.

Cách xử lý khi bị người khác xâm phạm chỗ ở và dùng bạo lực
Nếu bị người khác xâm phạm chỗ ở trái phép và cố tình đánh người, có thể xử lý như sau:

Xem Thêm : Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt 1.048 tỷ đồng

Hô hoán kêu cứu, tìm cách báo công an để xử lý

Với trường hợp này, người bị xâm phạm nên hô hoán, kêu gọi những người người xung quanh hoặc hàng xóm đến giúp đỡ, can ngăn để tránh hậu quả xấu xảy ra. Đồng thời, tìm cách báo với cơ quan công an gần nhất để được giải quyết.

Sử dụng biện pháp phòng vệ chính đáng để chống trả và bảo vệ bản thân, gia đình

Nếu công an không đến kịp thời hay không gọi được người can ngăn. Người bị xâm phạm có thể chống trả trong phạm vi phòng vệ chính đáng.

Việc phòng vệ khi bị người khác xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng hay là quyền cơ bản mỗi người. Cụ thể, khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Mặc dù được phép phòng vệ chính đáng nhưng đây chỉ là biện pháp chống trả khi cần thiết và không được vượt quá giới hạn cho phép.

Theo khoản 2 Điều 22, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Nếu người bị xâm phạm chỗ ở chống chả quá mức bằng vũ lực hay các phương tiện nguy hiểm như: dao, súng,… gây thiệt hại cho người còn lại thì họ sẽ được coi là vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Nguồn: https://dan-viet.com
Danh mục: PHÁP LUẬT

Back to top button