Rửa xe cho khách, hành vi “cố tình” của nữ nhân viên khiến nhiều người bất bình
Thay vì tập trung vào công việc, nữ nhân viên lại có hành vi xâm phạm tài sản cá nhân của khách hàng khiến nhiều người ngán ngẩm.
- Vụ tiếp viên hàng không xách ma túy: Đã khởi tố 235 bị can
- Ngỡ ngàng lý do bố bạo hành, cầm chân con gái 3 tuổi quăng ra xa
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội
- Phát hiện ông chủ nhiều cửa hàng cho thuê ở Bình Dương chết cháy
- Buồn chuyện gia đình, người đàn ông xin CSGT xử phạt để không còn phương tiện đi nhậu
Đoạn video đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ, ghi lại cảnh nữ nhân viên một tiệm rửa xe có hành vi ăn trộm khiến nhiều người bức xúc.
Bạn Đang Xem: Rửa xe cho khách, hành vi “cố tình” của nữ nhân viên khiến nhiều người bất bình
Cụ thể, tại một tiệm rửa xe, người phụ nữ khi đang xì khô cho xe thì bất ngờ phát hiện chiếc ví của tài xế vẫn để gần ghế lái.
Thay vì tập trung vào công việc của mình, người phụ nữ đã nảy sinh lòng tham nên đã lấy hết toàn bộ số tiền mặt trong ví rồi để lại vào vị trí cũ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Dù người phụ nữ đeo khẩu trang và đoạn clip không cho biết địa điểm cụ thể, tuy nhiên hành vi này khiến cư dân mạng vô cùng ngán ngẩm.
Tội xâm phạm, chiếm đoạt tài sản của người khác xử lý như thế nào?
1. Tội chiếm đoạt tài sản là gì?
Chiếm đoạt tài sản là hành vi mà các chủ thể cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý, sở hữu của người khác trở thành tài sản thuộc phạm vi sở hữu của mình.
Hành vi này thường được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp bởi người thực hiện hoàn toàn có thể nhận thức rõ về thiệt hại sẽ gây ra cho người khác và họ mong muốn đạt được mục đích đó.
2. Hành vi chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào?
Xem Thêm : Chân núi Tam Đảo: Bạn đi xe máy không còn nguyên vẹn nhưng rất thương bác 4 bánh 🙁
Liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản có nhiều loại tội phạm khác nhau, vì vậy hình phạt tương ứng cũng sẽ khác nhau. Theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
Trường hợp 1: Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù với hình phạt cơ bản từ 02 năm đến 07 năm theo Khoản 1 Điều 169 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi thuộc các trường hợp tại Khoản 4 Điều 169.
Trường hợp 2: Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản thì bị phạt tù với hình phạt cơ bản từ 01 năm đến 05 năm theo Khoản 1 Điều 170 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi thuộc các trường hợp tại Khoản 4 Điều 170.
Trường hợp 3: Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì bị phạt với hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo Khoản 1 Điều 172 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi thuộc các trường hợp tại Khoản 4 Điều 172.
Trường hợp 4: Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt với hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo Khoản 1 Điều 175 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên tại Khoản 4 Điều 175.
Theo ArtTimes
Nguồn: https://dan-viet.com
Danh mục: VIDEO HOT